Bộ Xây dựng đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội và tập trung nguồn lực xây dựng, hoàn thiện thể chế pháp luật năm 2024

tư vấn trực tuyến

Hotline
Gọi:0908 138 979 - Tư Vấn
Hotline
Gọi:0908 138 979 - Tư Vấn

bài viết xem nhiều

Ngày Đăng : 03/01/2024 - 4:46 PM

 

Tập trung xây dựng Luật Quy hoạch Đô thị và Nông thôn trình Quốc hội

Đối với nhiệm vụ xây dựng thể chế pháp luật, Bộ trưởng đề nghị các đơn vị có trách nhiệm tập trung thực hiện nhiệm vụ theo Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật đề ra trong năm 2024, đảm bảo tiến độ, chất lượng, theo đúng chủ trương của Đảng, Quốc hội và Chính phủ, phù hợp thực tiễn, thống nhất, đồng bộ, tăng cường phân cấp tối đa và cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường thông thoáng, thuận lợi cho người dân, DN.

Dự kiến, Bộ Xây dựng trình Quốc hội xem xét cho ý kiến về Luật Quy hoạch Đô thị và Nông thôn tại kỳ họp thứ 7, vào tháng 5/2024; thông qua Luật tại kỳ họp thứ 8, vào tháng 10/2024. Đây là một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng, Bộ trưởng yêu cầu các đơn vị phải tập trung thực hiện thật tốt.

Bộ Xây dựng sẽ tiếp tục nghiên cứu xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh BĐS; Rà soát các văn bản hiện hành liên quan chức năng quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng để sửa đổi, bổ sung; Tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong thực tiễn, tăng cường phân cấp, cải cách thủ tục hành chính.

Để pháp luật thực sự đi vào cuộc sống, Bộ trưởng yêu cầu các đơn vị phải tăng cường công tác phổ biến, hướng dẫn thi hành pháp luật. Các địa phương cần quan tâm đóng góp ý kiến để xây dựng Luật phù hợp với tình hình thực tế. Trên cơ sở đó, cơ quan soạn thảo sẽ có điều kiện để tiếp thu, giải trình và đảm bảo ban hành văn bản phù hợp với thực tiễn.

Tăng cường hướng dẫn, có ý kiến với địa phương về quy hoạch

Đối với công tác quy hoạch, phát triển đô thị, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị đề nghị: Vụ Quy hoạch - Kiến trúc và các đơn vị liên quan tập trung đổi mới phương pháp luận về quy hoạch; Tăng cường hướng dẫn, có ý kiến với địa phương về quy hoạch; Tăng cường kiểm tra và quản lý công tác quy hoạch, đặc biệt là công tác điều chỉnh quy hoạch ở các địa phương.

Các đơn vị có trách nhiệm cũng phải quan tâm hơn đến quy hoạch chung đô thị của các thành phố lớn, đặc biệt là Hà Nội và TP.HCM. Trong khi đó, các địa phương cần quan tâm hơn đến công tác quy hoạch, phủ kín quy hoạch, rà soát, điều chỉnh quy hoạch phù hợp với thực tiễn, đảm bảo các quy hoạch thống nhất, đồng bộ. Trong lĩnh vực kiến trúc, ngoài nhiệm vụ triển khai Định hướng Kiến trúc Việt Nam, các đô thị cần quan tâm hơn nữa về kiến trúc tại các đô thị và nông thôn.

Đối với công tác quản lý phát triển đô thị, năm 2024, ngành Xây dựng tập trung nghiên cứu, hoàn thiện Luật Quản lý Phát triển Đô thị; Cụ thể hóa hệ thống quy hoạch đô thị và nông thôn; Nghiên cứu xây dựng chương trình quốc gia về cải tạo, chỉnh trang, tái thiết đô thị và phát triển đô thị, hạ tầng kỹ thuật đô thị giai đoạn 2026 - 2030; Xây dựng công cụ quản lý đánh giá mô hình đô thị như mô hình đô thị thông minh, tăng trưởng xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu…

Đối với hạ tầng kỹ thuật đô thị, các đơn vị cần sớm hoàn thiện hồ sơ Luật Cấp thoát nước; Bổ sung nội dung về quản lý không gian ngầm đô thị, quản lý hạ tầng kỹ thuật trong đô thị; Nghiên cứu xây dựng cơ chế chính sách pháp luật về giao thông, cây xanh, chiếu sáng đô thị, nghĩa trang, cấp thoát nước, xử lý nước thải... Các địa phương cần dành nguồn lực đầu tư triển khai thực hiện các quy hoạch, kế hoạch về cấp nước, cây xanh, công viên, xử lý rác thải, nước thải, ngập úng đô thị hay giao thông đô thị.

 

Tập trung tháo gỡ vướng mắc để phát triển nhà ở

Là một trong các nhiệm vụ trọng tâm của năm 2024, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị yêu cầu các đơn vị trực thuộc Bộ và các địa phương tập trung cho công tác phát triển nhà ở, nhất là NƠXH. Trong thời gian tới, Bộ Xây dựng tiếp tục đẩy mạnh việc triển khai Đề án xây dựng 1 triệu căn hộ NƠXH.

Bộ trưởng yêu cầu các Sở Xây dựng nhanh chóng tham mưu cho UBND các địa phương tạo điều kiện triển khai nhanh các dự án NƠXH trên địa bàn theo đúng chỉ tiêu đăng ký. “Sắp tới, khi Luật Nhà ở với nhiều chính sách mới có hiệu lực sẽ tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong xây dựng NƠXH” - Bộ trưởng nhấn mạnh.

Đối với lĩnh vực BĐS, Bộ trưởng đề nghị các đơn vị trực thuộc Bộ tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 33 /NQ-CP của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường BĐS phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững. Các địa phương phải chủ động rà soát, lập danh mục các dự án còn vướng mắc để có kế hoạch và giao nhiệm vụ cụ thể, nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn.

Cục Quản lý Nhà ở và Thị trường BĐS cần rà soát danh mục vận hành, kết nối chia sẻ dữ liệu thông tin về thị trường BĐS; Tổ chức thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình hỗ trợ nhà ở cho người có công, hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt theo chuẩn nghèo đa chiều và thúc đẩy triển khai hỗ trợ nhà ở trong các chương trình mục tiêu Quốc gia.

Đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số và tái cơ cấu DN

Bên cạnh 3 nhiệm vụ trọng tâm nói trên, Bộ trưởng đồng thời chỉ đạo các đơn vị tập trung triển khai một số nhiệm vụ khác. Để thực hiện Kế hoạch chuyển đổi số ngành Xây dựng giai đoạn 2020 - 2025, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị yêu cầu các đơn vị thúc đẩy cải cách hành chính, chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ; Triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng; Xây dựng Cổng dữ liệu mở của Bộ Xây dựng; Tiếp tục triển khai ứng dụng thí điểm hệ thống thông tin địa lý (GIS) trên Cổng thông tin quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị Việt Nam…

Về công tác quản lý hoạt động xây dựng, Bộ trưởng đề nghị các đơn vị rà soát, sớm hoàn thiện ban hành quy định cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng; tăng cường phân cấp cho địa phương, đảm bảo nguồn lực thực hiện, khả thi với thực tiễn; Rà soát công tác thẩm định, kiểm tra, nghiệm thu và cấp chứng chỉ; Hoàn thiện hệ thống định mức, giá xây dựng; Tăng cường ứng dụng BIM vào hoạt động xây dựng; Hoàn thiện hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn; Tập trung rà soát, hoàn thiện định mức xây dựng phục vụ các dự án trọng điểm quốc gia; Hướng dẫn tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng…

Đối với công tác quản lý VLXD, Bộ Xây dựng sẽ tổ chức thực hiện hiệu quả Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản làm VLXD thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Bộ trưởng cũng nhấn mạnh nhiệm vụ tổ chức thực hiện Chiến lược phát triển ngành Xây dựng đến năm 2030, định hướng đến năm 2045; Tiếp tục thực hiện hiệu quả Chiến lược phát triển nguồn nhân lực ngành Xây dựng giai đoạn 2022 - 2030, Chiến lược phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo ngành Xây dựng đến năm 2030; Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra và nhắc nhở các đơn vị đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công; Triển khai hiệu quả các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, đảm bảo phục vụ quản lý nhà nước.

Ngoài ra, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị còn lưu ý việc thực hiện kế hoạch tái cơ cấu DNNN, DN có vốn góp của Nhà nước do Bộ Xây dựng làm đại diện chủ sở hữu giai đoạn 2022 - 2025 theo Quyết định số 1479/QĐ-TTg ngày 29/11/2022 của Thủ tướng Chính phủ; đồng thời hoàn thành chuyển giao các trường nghề, cao đẳng nghề, Trung tâm điều dưỡng về Bộ LĐTB&XH và địa phương trong quý I/2024…

Hữu Mạnh

Bài viết liên quan

CÔNG TY TNHH THIẾT KẾ XÂY DỰNG AN GIA KHANG

Tin Tức

zalo

0908138979